Rất khó để nhận biết mầm sống đang hình thành trong cơ thể người mẹ ở thời gian này vì lúc này người mẹ chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của sự thụ thai.
Ở tuần này, phôi thai lúc này còn được gọi là túi phôi, nó đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp trong suốt 38 tuần tiếp theo. Sự kiện này thường xảy ra vào khoảng thời gian bạn có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thời điểm này cũng có những bà mẹ sẽ cảm thấy bị ra máu nhẹ. Tuy nhiên, nếu thấy đó chỉ là rò rỉ máu rất ít thì nó có thể là do túi phôi đang hình thành ở thành tử cung chứ không phải là máu kinh bình thường. Vì ở giai đoạn này, thành tử cung đang căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó thì có thể sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ.
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn thường cảm thấy có sự thay đổi trong việc thèm ăn hơn là cảm giác thèm một thực phẩm cụ thể. Bạn có thể thấy có vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc nấu ăn, cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú.
Mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả, thủ phạm chính là mức nội tiết tố progesterone tăng vọt và cơ thể phải dồn sức để tạo nên một sinh linh nhỏ bé. Khá nhanh sau khi thụ thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy dường như mình buồn tiểu nhiều hơn.
Vào tuần này, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống, và hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Nuôi dưỡng em bé từ tế bào đơn lẻ ban đầu thành một em bé kháu khỉnh đòi hỏi cơ thể bạn phải tiêu hao một lượng chất dinh dưỡng và năng lượng lớn. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn làm được điều đó. Ở tuần thứ 2 của thai kỳ bạn cần nhớ:
Ăn những loại thực phẩm cung cấp đủ năng lượng để hỗi trợ cho bạn lẫn em bé đang lớn lên trong bạn.
Ăn theo chế độ chọn lựa cân bằng (nghĩa là có đầy đủ protein, chất béo, vitamin và khoáng chất). Có như vậy cơ thể bạn mới khỏe mạnh được.
Và cuối cùng các mẹ nên lưu ý trong việc giữ sức khỏe và tránh bị quá nóng. Nhiệt độ cơ thể của bạn tăng cao trong những tuần đầu của thai kỳ đôi khi có thể mang lại rủi ro cho em bé vì cơ thể bé đang trong quá trình hình thành.
RSS